Đức Ông là ai? Tại sao lại có tục thờ cúng Đức Ông? Trong bài viết này chia sẻ tới quý vị cách sắm lễ và bài văn khấn Đức Ông đầy đủ.
Người Việt có thói quen và tín ngưỡng thờ cúng các vị Thần tiên, Đức Phật từ ngàn xưa. Trong số các tập tục thờ cúng truyền thống không thể không nhắc đến nghi lễ cúng, cầu khấn Đức Ông. Thông thường các cá nhân, gia đình sẽ thực hiện nghi lễ cúng Đức Ông vào ngày rằm, mùng 1 hoặc ngày lễ Tết trong năm.
Nguồn gốc Đức Ông
Đức Ông hay Đức Ông là danh xưng quen thuộc đối với người thường xuyên đi chùa chiền hoặc tìm hiểu về tín ngưỡng thờ cúng tại Việt Nam. Theo kinh sách Phật pháp ghi chép lạ Đức Ông là một trưởng giả, một doanh nhân giàu có tại Ấn Độ cổ đại. Đức Ông có tên thật là Anathapindika (Cấp Cô Độc), dịch ra nghĩa tiếng Việt có nghĩa là chu cấp cho những người cô độc, nghèo khổ. Tại các Chùa thờ Phật hiện nay Đức Ông có một ban thờ riêng với tượng thờ được đặt trang nghiêm.
Anathapindika nổi tiếng về độ giàu có của mình, ngoài là một doanh nhân, Ngài là một trưởng giả, một tín đồ của Phật giáo. Đức Ông đã bỏ ra một khối tài sản khổng lồ chỉ để mua lại một khu vườn sau đó dát kín mặt vườn bằng vàng để đón tiếp Đức Phật và Tăng đoàn tới thuyết pháp. Có thể nói Đức Ông chính là tín đồ mộ đạo giàu có và rộng rãi nhất từ trước cho tới nay do Phật pháp ghi chép lại.
Không những yêu thích Phật pháp, Đức Ông còn thường xuyên giúp đỡ người khác, làm việc thiện. Ngài nổi tiếng là người có tấm lòng quảng đại, giúp đỡ người nghèo khổ, quả phụ, cô nhi, nhằm tích đức, phổ độ chúng sinh. Ngoài ra Ngài còn là tín đồ một lòng hướng đến Phật, thường xuyên bảo trợ tăng ni, trung thành và hết lòng với Phật giáo. Chính nhờ tấm lòng từ bi hỷ xả, rộng lượng, làm nhiều việc tốt nên Anathapindika đã được thờ phụng tại các ngôi chùa.
Tuy không phải là Phật nhưng ngài được thờ tại các chùa với chức danh Long Thần hộ pháp (Vị thần canh giữ và bảo vệ chùa). Trên thực tế Ông có ban thờ riêng với hai bên văn võ hầu cận. Không chỉ là thần giữ cửa Đức Ông còn là thần bảo hộ trẻ em, nên thường được các gia đình gửi gắm, bán khoán vào cửa Đức Ông. Khi đi chùa bạn cần vào cửa Đức Ông trước xin phép báo cáo rồi mới vào các ban khác.
Ý nghĩa cúng Đức Ông
Đức Ông đại diện cho tấm lòng từ bi, giúp đỡ dân nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn. Việc thành tâm cúng lễ Đức ông không chỉ tỏ lòng thành kính với đấng bề trên mà còn để cầu xin Ngài bảo hồ, phổ độ chúng sinh. Khi cầu nguyện tại ban thờ của Đức Ông bạn có thể cầu cho bản thân, gia đình, người thân và mọi người khỏe mạnh, may mắn, bình an. Đức Ông linh thiêng còn có thể phù hộ độ trì cho công việc làm ăn cũng như để các vận hạn của bạn tai qua bạn khỏi.
Đối với các gia đình có con nhỏ bán khoán cửa Đức Ông việc cúng lễ còn giúp con cái khỏe mạnh, thông minh, lớn lên thuận lợi, thành công. Việc làm lễ cũng còn như một lời cảm ơn đến Đức Ông vì đã chiếu cố, phù hộ đến con cháu trong nhà. Cầu khẩn Đức Ông để con cái được lớn lên khỏe mạnh, thông minh, hưởng phúc đức từ Đức Ông.
Sắm lễ vật cúng Đức Ông như nào?
Ông bà ta thường quan niệm “Lễ vật lòng thành”, đại ý muốn nói quan trọng nhất vẫn là lòng thành tâm còn lễ vật nhỏ hay to không quan trọng. Tùy thuộc vào phong tục tập quán và đặc điểm của từng vùng miền mà bạn có thể chuẩn bị các lễ vật khác nhau.
Thông thường các gia đình có thể chọn mâm lễ mặn hoặc mâm lễ chay để cúng lễ Đức Ông. Lễ vật theo từng mâm cỗ như sau:
– Lễ vật chay cúng Đức Ông: Hương, Hoa tươi (hoa hồng đỏ hoặc hoa cúc), Trái cây tươi, Oản, Xôi, Chè,…
– Lễ vật mặn cúng Đức Ông: Một mâm cơm mặn bao gồm: Thịt gà luộc, Thịt ba chỉ hoặc chân giò lợn luộc, giò, chả,…
Văn khấn Đức Ông
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương.
Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm Canh Tý
Tín chủ con là: ……………………………….
Ngụ tại:…………………………………………….
Cùng cả gia đình thân tới cửa Chùa ……………. trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài. Chúng con tâu lên Ngài Tu Độc Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.
Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh chúng trong cảnh nhà Chùa.
Thiết nghĩ: Chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông để đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Tâm nguyện lòng thành, cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Lưu ý: Khi tiến hành nghi lễ cúng tín chủ phải thành kính, thành tâm, mặc quần áo chỉnh tề, sạch sẽ. Khi đọc cần phát ra tiếng để thể hiện lòng thành kính, không nên đọc quá nhỏ hoặc quá to.
Nghi thức hạ lễ sau khi cúng Đức Ông
Sau khi tiến hành cúng và khấn xong, gia chủ cần đợi nhang tàn mới tiến hành vái lạy ba vái trước ban thờ. Sau đó đem sớ, tiền vàng hóa. Lễ vật sẽ được các thành viên trong gia đình sử dụng, không được bỏ đi.
Đồ Thờ Tâm Linh vừa cung cấp đến quý vị và các bạn nguồn gốc, ý nghĩa và các lễ vật cần chuẩn bị, văn khấn Đức Ông khi thực hiện nghi lễ cúng. Việc thực hiện nghi lễ cúng Đức Ông sẽ giúp các thành viên trong gia đình được phù hộ độ trì, gia đình hòa thuận, làm ăn thuận lợi, suôn sẻ, bình an và khỏe mạnh. Mong rằng bài viết mà Đồ Thờ Tâm Linh cung cấp trên đây đã mang đến các thông tin hữu ích đến quý vị và các bạn.